Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
https://jst-ud.vn/jst-ud
The University of Danangvi-VNTạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng1859-1531Chiến lược điều khiển hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp với ắc quy theo hướng tự sản tự tiêu
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9258
<p>Để hạn chế ảnh hưởng do tính chất bất định của các nguồn năng lượng tái tạo tới quá trình vận hành an toàn và ổn định của lưới điện, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cho hộ tiêu thụ, sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng là giải pháp đang được nhiều quốc gia quan tâm và thực hiện. Bài báo trình bày chiển lược quản lý và điều khiển vận hành phóng, nạp của hệ thống lưu trữ kiểu ắc quy trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của phụ tải cho một hộ tiêu thụ có lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Thuật toán điều khiển thực hiện nạp cho ắc quy vào những thời điểm công suất của nguồn điện mặt trời dư thừa và giờ thấp điểm, cho ắc quy phóng điện vào giờ cao điểm nhằm giảm chi phí tiền điện cho hộ tiêu thụ và san bằng đồ thị phụ tải. Kết quả mô phỏng cho thấy, chi phí tiền điện của hộ tiêu thụ đã được giảm đáng kể xác nhận tính hiệu quả của thuật toán đề xuất.</p>Ma Thị Thương HuyềnVũ Hoàng Giang
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-3116Giải chuỗi kích thước có khâu thành phần đã biết sai lệch giới hạn
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9400
<p>Ngày nay, nhiều chi tiết máy được chế tạo sẵn và cung cấp trên thị trường. Chúng có đầy đủ thông tin kích thước và các sai lệch giới hạn được thể hiện trong danh mục của nhà sản xuất. Tuy nhiên, thuật toán giải chuỗi theo phương pháp lắp lẫn hoàn toàn hiện nay có nhược điểm là: không được xây dựng để giải các chuỗi kích thước có khâu thành phần đã biết trước sai lệch giới hạn thuộc các chi tiết máy có sẵn. Do đó, một thuật toán cải tiến dựa trên phương pháp lắp lẫn hoàn toàn được phát triển để giải quyết vấn đề trên. Thuật toán cải tiến thêm vào 03 trường hợp cụ thể để có thể đáp ứng mọi vấn đề phát sinh trong thực tiễn giải chuỗi hiện nay. Các ví dụ đi kèm sẽ làm rõ bản chất của thuật toán, nhằm giúp người thiết kế hiểu và áp dụng nó vào các trường hợp thực tiễn.</p>Trần Minh SangTrần Văn TiếnLưu Đức BìnhPhạm Nguyễn Quốc Huy
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-31712Lập bản đồ và so sánh chất lượng bản đồ 2D và 3D được tạo ra từ robot di động
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9295
<p>Nghiên cứu trình bày giải pháp lập bản đồ và so sánh chất lượng bản đồ 2D và 3D được tạo ra từ robot di động trong không gian kín. Một robot di động có tích hợp một máy tính nhúng và các cảm biến lidar và máy ảnh số RGBD được phát triển trong nghiên cứu này. Quá trình SLAM được tiến hành thông qua ROS2 từ đó giúp người điều khiển có thể quan sát được trạng thái hoạt động của robot. Thí nghiệm được tiến hành trên hai bản đồ riêng biệt với tính chất khác nhau bao gồm có góc khuất và không gian mở. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt trong cả hai thí nghiệm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tạo bản đồ bằng lidar cho độ chính xác cao với tỉ lệ đúng đạt 97%. Trong trường hợp bản đồ 3D, nghiên cứu chỉ ra rằng, có sai biệt lớn khi robot chuyển động thẳng và chuyển động tròn với tỉ lệ chính xác lần lượt là 89% và 64%. Kết quả nghiên cứu này hỗ trợ việc sử dụng cảm biến hiệu quả hơn cho các nghiên cứu sau.</p>Lưu Trọng HiếuNguyễn Hữu Cường
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-311317Nghiên cứu các thành phần lực cản chính diện tác dụng lên đầu đạn súng bộ binh bằng phương pháp mô phỏng số
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9366
<p>Bài báo phân tích các thành phần lực cản chính diện của đầu đạn súng bộ binh bằng phương pháp mô phỏng số. Mô hình chảy rối được sử dụng là mô hình k-ε. Các phân tích và tính toán được áp dụng cho đầu đạn M855. Lưới với kích thước 2,16 triệu điểm được sử dụng cho mô phỏng. Phương pháp mô phỏng được kiểm chứng bằng cách đối chiếu kết quả nhận được bằng mô phỏng với dữ liệu thực nghiệm. Lực cản sóng chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 50%), lực cản ma sát chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (khoảng 10% - 15%), lực cản đáy chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 35% - 45%) tổng lực cản chính diện với số Mach từ 1,47 tới 2,62. Hai phương án cải tiến giảm lực cản của đầu đạn M855 được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, phương án tăng chiều dài mũi đạn là hợp lý hơn cả để giảm lực cản. Phương pháp được trình bày trong bài báo có thể được sử dụng trong quá trình thiết kế đạn để tối ưu hình dạng nhằm giảm lực cản chính diện tác dụng lên đầu đạn.</p>Nguyễn Quang Tuân
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-311823Nghiên cứu thuật toán nâng độ chính xác nhận dạng các tín hiệu thông tin
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9322
<p>Bài báo này đề xuất thuật toán mới để nâng cao độ chính xác khi nhận dạng các tín hiệu thông tin liên lạc. Thuật toán đề xuất tập trung nghiên cứu các tín hiệu điều chế tương tự và điều chế số sử dụng trong các hệ thống thông tin. Thuật toán đề xuất gồm có 2 bước chính: bước một sử dụng phân tích Wavelet để trích xuất đặc trưng tín hiệu. Mạng nhân tạo học sâu được thiết kết trong bước 2 để nhận dạng các tín hiệu. Hiệu quả của thuật toán đề xuất được đánh giá bằng tín hiệu trong MATLAB và so sánh với các phương pháp trích xuất đặc trưng thông dụng: biến đổi Fourier thời gian ngắn, phân bố Wigner-Ville và các cấu trúc mạng khác như mạng SqueezeNet, AlexNet. Các kết quả mô phỏng cho thấy, thuật toán đề xuất đạt độ chính xác khi nhận dạng cao nhất (92%) so với các phương pháp STFT và WVD. Trong khi so sánh với các cấu trúc mạng có sẵn, phương pháp đề xuất cho thời gian huấn luyện giảm đi 1,5 lần nhưng độ chính xác nhận dạng tương đương.</p>Mạc Quốc Khánh
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-312429Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo chẩn đoán sự cố tiềm ẩn trong máy biến áp theo phương pháp phân tích khí hòa tan
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9362
<p>Phân tích khí hòa tan trong dầu cách điện là phương pháp phổ biến để theo dõi tình trạng máy biến áp (MBA) ngâm dầu. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều phương pháp như: phương pháp tỷ lệ Doernenburg, tỷ lệ Roger, tỷ lệ IEC, tam giác Duval, và ngũ giác Duval để chẩn đoán lỗi dựa trên thành phần khí cháy sinh ra trong dầu cách điện: H<sub>2</sub>, CH<sub>4</sub>, C<sub>2</sub>H<sub>4</sub>, C<sub>2</sub>H<sub>6</sub>, C<sub>2</sub>H<sub>2</sub>, CO và CO<sub>2</sub> [1]. Tuy nhiên, các phương pháp này có những hạn chế nhất định, làm giảm độ tin cậy của kết quả chẩn đoán. Để khắc phục, nhóm tác giả đã ứng dụng mô hình máy học FastTreeOva, phát triển bởi Microsoft, để dự đoán sự cố tiềm ẩn trong MBA. Sử dụng ML.NET Framework và kỹ thuật hồi quy FastTree, mô hình này đạt độ chính xác dự đoán 99,5%. Kết hợp với cơ sở dữ liệu từ các MBA trên lưới điện miền Trung và Tây Nguyên từ năm 2002 đến nay, xây dựng phần mềm “DGA DIAGNOSTIC TOOL” để hỗ trợ phân tích và chẩn đoán.</p>Nguyễn Văn NgàNgô Huy ChiếnĐào TrựcTrần Đình ThọNguyễn Văn LụcTrần Huy Vũ
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-313040Thiết kế bộ cân bằng dựa trên ANN cho hệ thống thông tin quang cự ly ngắn tốc độ cao
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9308
<p>Kỹ thuật điều chế cường độ/ phát hiện trực tiếp (IM/DD) là phương thức truyền dẫn quang được ưa chuộng cho các ứng dụng tầm ngắn nhờ tính đơn giản, chi phí thấp và kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên, hiện tượng méo tín hiệu gây ra bởi thiết bị giá rẻ và tán sắc của sợi quang dẫn đến hạn chế về hiệu suất hệ thống khi tốc độ dữ liệu tăng lên 100 Gbps hoặc cao hơn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chứng minh rằng bộ cân bằng dựa trên mạng neuron nhân tạo (ANN) là một giải pháp hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống để cải thiện hiệu suất truyền dẫn của hệ thống IM/DD tốc độ cao. Hơn nữa, bộ cân bằng dựa trên ANN với độ phức tạp thấp có thể nâng cao hiệu suất tổng thể của hệ thống truyền thông PAM4 ở 50 Gbaud. Kết quả mô phỏng cho hệ thống 50 Gbaud sử dụng bộ cân bằng ANN cho thấy kết quả vượt trội hơn trong nhiều trường hợp so với bộ cân bằng (FFE) truyền thống.</p>Vương Quang PhướcĐào Duy TuấnTrần Thị Minh HạnhNguyễn Văn ĐiềnHồ Đức Tâm LinhNguyễn Văn TuấnLê Thái SơnNguyễn Tấn Hưng
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-314145Thiết kế máy hàn hơi sử dụng khí hydroxyl (HHO)
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9328
<p>Ngày nay, nghiên cứu về nguồn năng lượng từ nước đang phát triển mạnh mẽ. Khí hydroxyl (HHO) được tạo ra bằng quá trình điện phân nước. Đây là một khí hỗn hợp với thành phần không đổi, bao gồm 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxy, với những đặc tính như tiết kiệm năng lượng, hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn so với khí acetylene và LPG, những loại khí thông thường được sử dụng trong máy hàn. Bài báo này chủ yếu tập trung vào việc thiết kế và chế tạo máy hàn sử dụng khí hydroxyl (HHO) với mục tiêu tạo ra khí hydroxyl để thay thế cho khí acetylene thông thường trong quá trình hàn và cắt kim loại. Hiệu suất tạo khí hydroxyl được đo đạc trong nhiều điều kiện khác nhau. Máy hàn này có lưu lượng khí lớn nhất là 9,731l/p; dòng điện 30A; cùng với điện áp 60V.</p>Võ Anh VũLê Khắc BìnhNguyễn Võ ĐạoHuỳnh Bá VangVõ Như TùngNguyễn Xuân SơnNguyễn Tấn Minh
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-314652Thiết kế và chế tạo tay gắp mềm truyền động bằng khí nén ứng dụng trong robot làm cơm hộp
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9324
<p>Bài báo này trình bày về việc thiết kế và chế tạo tay gắp mềm từ vật liệu siêu đàn hồi và được truyền động bằng khí nén ứng dụng trong hệ thống robot làm cơm hộp. Các ngón tay gắp mềm này được thiết kế dựa trên các nghiên cứu về thông số vật liệu cũng như hình thái học. Sau đó, các mẫu thiết kế được mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn trên phần mềm Abaqus để dự đoán ứng xử hoạt động của tay gắp thực tế. Cuối cùng, các mẫu thiết kế được chế tạo bằng phương pháp đúc khuôn và in 3D, trải qua 5 phiên bản và được thử nghiệm để đánh giá khả năng đáp ứng với yêu cầu đặt ra từ doanh nghiệp là có thể gắp được các loại thức ăn khác nhau mà không làm rơi vãi hay làm hư hỏng chúng.</p>Lê Hoài Nam
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-315357Tính toán điều độ tối ưu trong hệ thống điện có máy phát điện gió sử dụng thuật toán tối ưu cá voi
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9348
<p>Hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần, dẫn đến khả năng phát điện từ các nguồn này cũng bị hạn chế. Trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng điện trên khắp thế giới ngày một gia tăng lên. Đòi hỏi trong hệ thống điện phải tích hợp thêm các nguồn năng lượng tái tạo vào mạng điện. Bài báo này giới thiệu công cụ tính toán mới là thuật toán tối ưu cá voi (WOA) để đáp ứng việc tính toán điều độ công suất tối ưu trong mạng điện có tích hợp nhà máy phát năng lượng điện gió. WOA được sử dụng để giải quyết các bài toán phi tuyến trong cả hai trường hợp có và không có năng lượng gió. Việc tính toán được thực hiện trên hệ thống mạng điện IEEE 30 nút và kết quả thu được được so sánh với một số phương pháp trước đây. Từ kết quả phân tích có thể suy ra rằng, phương pháp này đã cải thiện kết quả tính toán tốt hơn một số phương pháp hiện có.</p>Lê Đình Lương
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-315863Ứng dụng phương pháp LMDI trong phân tích sự thay đổi tiêu dùng năng lượng ở ASEAN
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9373
<p>Bài viết phân tích sự thay đổi về giá trị tuyệt đối trong tiêu dùng năng lượng của ASEAN trong giai đoạn 2015-2021. Bài viết cũng đi sâu vào lý giải các nguyên nhân tạo ra sự thay đổi trên bằng việc sử dụng kỹ thuật phân tách phân rã chỉ số LMDI. Kỹ thuật phân tách giải thích sự thay đổi bằng ba hiệu ứng: hiệu ứng hoạt động, hiệu ứng cấu trúc và hiệu ứng cường độ. Kết quả cho thấy, mức tăng tiêu dùng năng lượng của các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2015-2021 cao hơn gần sáu lần so với giai đoạn 2018-2021. Sự tăng mạnh mẽ tiêu dùng năng lượng ở giai đoạn 2015-2018 là so sự bùng nổ hiệu ứng hoạt động của các quốc gia và sự giảm sút tiêu dùng năng lượng ở giai đoạn sau do ảnh hưởng rất lớn của hiệu ứng cường đô. Hiệu ứng cấu trúc của các quốc gia ASEAN làm tăng tiêu dùng năng lượng nhưng không đáng kể trong cả hai giai đoạn.</p>Nguyễn Thị Phương ThảoNguyễn Quỳnh NgaNguyễn Trà GiangNguyễn Anh TuấnPhạm Quang Tín
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-316469Biểu tượng cảm xúc trong giao tiếp trên ứng dụng Facebook Messenger nhìn từ độ tuổi người dùng Việt Nam: nghiên cứu thử nghiệm
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9111
<p>Trong xã hội hiện đại, việc giao tiếp được tiến hành bằng đa dạng các phương thức khác nhau. Nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng có thể nhắn tin cho nhau. Khi giao tiếp trên các nền tảng này, ngoài ngôn ngữ và các ký hiệu mang nghĩa, biểu tượng cảm xúc (sau đây viết tắt là BTCX) cũng đóng vai trò quan trọng. Bài viết này xem xét BTCX từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội. Thông qua việc khảo sát ý nghĩa của BTCX, bài viết này tìm kiếm mối tương liên giữa độ tuổi và ý nghĩa của các BTCX. Bài viết khảo sát hai nhóm sử dụng Facebook Messenger trong việc xác định ý nghĩa của BTCX. Hai nhóm này được phân theo hai nhóm độ tuổi: 16-23 tuổi và 24 đến dưới 40 tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác biệt về ý nghĩa của các BTCX trong giao tiếp. Bài viết kết luận độ tuổi đóng vai trò nhất định trong việc quyết định ý nghĩa của BTCX.</p>Phan Tuấn LyHoàng Ngọc Thanh Trúc
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-317074Dấu ấn nữ quyền trong tiểu thuyết Lệ Chi Viên của Mai Thục
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9424
<p>Tiểu thuyết lịch sử là thể loại đã có mặt sớm từ nhiều thế kỷ nhưng chủ yếu tập trung xây dựng hình mẫu nam giới lý tưởng được viết bởi các cây bút nam. Tuy vậy, một số nhà văn nữ như Võ Thị Hảo, Trường An, Trần Thuỳ Mai,… đã đặt chân vào địa hạt lịch sử; từ đây, hình tượng người phụ nữ được lật lại qua lăng kính nhà văn nữ. Tiểu thuyết lịch sử <em>Lệ Chi Viên</em> của Mai Thục mang đậm yếu tố nữ quyền khi các nhân vật nữ như Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Thị Anh mang những biểu hiện vượt lên khỏi những kìm hãm Nho giáo về người phụ nữ. Từ góc nhìn nữ quyền, bài viết quan tâm đến nhân vật nữ bằng sự khởi phát ý thức đánh giá lại vai trò người nam trong xã hội cùng việc bảo vệ hạnh phúc gia đình và đi tìm căn tính vốn bị lãng quên theo khuôn định căn tính nhóm xã hội nữ giới theo Nho giáo.</p>Nguyễn Văn Minh Trí
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-317579Kết quả trong kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới và những vấn đề đặt ra
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9401
<p>Kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới đã đạt được những kết quả to lớn trên các phương diện cơ bản: xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Những kết quả trên là động lực to lớn để công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, ngày càng đạt được thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số hạn chế và những vấn đề đặt ra trong thực hiện nguyên tắc kế thừa và phát triển; phát huy bản lĩnh của Đảng cầm quyền, lãnh đạo; giải quyết những nhiệm vụ gắn với yêu cầu của đổi mới đất nước và nâng tầm tư duy lý luận của Đảng trong quá trình kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian tới.</p>Đinh Thị Phượng
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-318084Tiếng cười trong ca dao Nam Trung Bộ
https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9394
<p>Trên con đường Nam tiến, người Việt vùng Nam Trung Bộ đã vượt qua bao khó khăn để mưu sinh, dựng xây quê hương và bồi đắp kho tàng văn học dân gian. Trong văn học dân gian Nam Trung Bộ, ca dao là thể loại phong phú, đặc sắc nhất và đã lưu giữ được không gian sống, vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động. Họ đã gửi vào ca dao những tâm tư, nỗi niềm của buổi đầu khai hoang lập ấp và cả những tiếng cười. Bài nghiên cứu tập trung khám phá những sắc thái của tiếng cười trong ca dao Nam Trung Bộ, qua đó tìm hiểu hiện thực cuộc sống, con người và tài năng sử dụng ngôn ngữ của người bình dân. Tiếng cười không chỉ thể hiện tâm trạng mà còn là những thái độ, cách ứng xử, quan niệm,... Từ đây, chúng ta hiểu hơn về con người và văn hóa vùng đất này.</p>Phan Ánh Nguyễn
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
2024-10-312024-10-318589