Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud vi-VN jst-ud@udn.vn (Editorial Board) jst-ud@udn.vn (IT support) Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 OJS 3.2.1.2 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Ẩn dụ tri nhận về cảm xúc trong âm nhạc của Taylor Swift https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9146 <p>Nghiên cứu này nhằm nhận diện ẩn dụ tri nhận về cảm xúc trong lời bài hát của Taylor Swift, một nhạc sĩ trẻ tài năng của thế kỷ 21, đặc biệt trong việc truyền tải cảm xúc. Phương pháp nhận diện ẩn dụ được sử dụng để phân tích 208 bài hát từ 14 album của nhạc sĩ này, với mục tiêu tìm ra các các cấu trúc ẩn dụ về cảm xúc liên quan đến sự thân tình, cái tôi trong tình cảnh, tình trạng của cảm xúc, cảm xúc nói chung và trải nghiệm cảm xúc. Với nỗ lực nhằm tìm ra sự giao thoa giữa ngôn ngữ, tri nhận và diễn đạt trong nghệ thuật, nhóm tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ phần nào mở rộng hiểu biết của chúng ta về khung chung của ẩn dụng tri nhận liên quan đến cảm xúc hoạt động và hiển diện trong lời nhạc của các tác phẩm của Taylor Swift.</p> Huynh Ngoc Mai Kha, Huynh Khuong Nguyen, Nguyen Hoang Nhi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9146 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Ảnh hưởng của công cụ trí tuệ nhân tạo đối với quá trình tự học tiếng Anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9119 <p>Trong bối cảnh gia tăng về kiến thức và yêu cầu kĩ năng ngoại ngữ ở xã hội phát triển, người học đã và đang sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ quá trình tự học ngoại ngữ với mong muốn đạt kết quả tốt hơn. Bài báo nhằm mục đích khảo sát sự ảnh hưởng của công cụ AI đối với quá trình tự học tiếng Anh của sinh viên (SV) ngành Ngôn ngữ Anh. Phương pháp định tính, định lượng, và thông tin phiếu khảo sát được sử dụng cùng với sự hỗ trợ của phần mền SPSS để xử lý dữ liệu. Đối tượng tham gia khảo sát gồm 75 SV ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy tất cả SV đều thừa nhận sự ảnh hưởng tích cực của công cụ AI đối với quá trình tự học tiếng Anh của họ. Từ đó, một số công cụ AI cụ thể để hỗ trợ sinh viên ứng dụng vào việc tự học tiếng Anh một cách có hiệu quả được đề xuất.</p> Võ Nguyễn Thùy Trang, Hồ Thảo Nguyên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9119 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Blockchain trong giáo dục đại học: ứng dụng hợp đồng thông minh trong việc đăng ký tín chỉ cho sinh viên https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9102 <p>Nghiên cứu nhấn mạnh tính cấp thiết trong việc áp dụng công nghệ Blockchain tại các cơ sở giáo dục đại học, nhằm giải quyết vấn đề về gian lận trong hệ thống đăng ký tín chỉ sinh viên. Giải pháp sử dụng Blockchain và Hợp đồng thông minh bảo đảm việc lưu trữ hồ sơ học tập an toàn, góp phần tăng cường tính minh bạch và hiệu quả hoạt động. Không chỉ hạn chế gian lận trong đánh giá học thuật mà còn cải thiện quản lý bằng cách cho phép theo dõi tiến trình của sinh viên một cách chính xác và thời gian thực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin với các nhà tuyển dụng tiềm năng, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu cũng bổ sung các bằng chứng thuyết phục qua việc trình bày một mô hình thực nghiệm và thực hiện phân tích SWOT, chỉ ra rằng việc triển khai công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, nhưng cũng đòi hỏi một khoản đầu tư không nhỏ.</p> Luong Thuy Tien, Luong Anh Linh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9102 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Chính sách Ukraine của chính quyền tổng thống Joe Biden (2021 – 2024) https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9147 <p>Là một quốc gia thuộc không gian hậu Xô – viết, Ukraine cũng như các quốc gia ở khu vực Trung và Đông Âu chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chính sách của các nước lớn trong cạnh tranh địa chiến lược sau Chiến tranh lạnh. Điều này được phản ánh rõ nét trong cuộc khủng hoảng Ukraine, mà đỉnh điểm là xung đột quân sự Nga – Ukraine bùng phát ngày 24/02/2022, chịu tác động của những tính toán chiến lược của Nga và Mỹ. Trên cơ sở khái quát chính sách Ukraine của các chính quyền Mỹ kể từ khi Ukraine tách ra khỏi Liên bang Xô – viết trở thành một nước độc lập tới năm 2020, bài viết tập trung làm rõ cơ sở hoạch định, mục tiêu và thực tiễn triển khai chính sách Ukraine của chính quyền Tổng thống Joe Biden giai đoạn 2021 – 2024 trong bối cảnh xung đột quân sự Nga – Ukraine. Từ đó, bài viết đánh giá kết quả triển khai và đưa ra một số dự báo về chiều hướng chính sách Ukraine của Mỹ trong thời gian tới.</p> Trần Thị Thu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9147 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Ẩn dụ ý niệm “TÀI CHÍNH LÀ THỰC VẬT” trong các báo điện tử tiếng Việt https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9042 <p>Bài báo phân tích ẩn dụ ý niệm "TÀI CHÍNH LÀ THỰC VẬT" trong các trang báo điện tử tiếng Việt từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm trongngôn ngữ học tri nhận, áp dụng các phương pháp phân tích mô tả và phân tích ngữ nghĩa cũng như thủ pháp thống kê và phân loại để thiết lập và phân tích sự ánh xạ từ miền nguồn là THỰC VẬT sang miền đích là TÀI CHÍNH. Khảo sát tổng cộng 110 biểu thức ẩn dụ trong tiếng Việt, nghiên cứu phát hiện ba mô hình tri nhận thứ cấp bao gồm: “Hoạt động của con người đối với Thực vật là hoạt động của con người đối với Tài chính”; “Tình hình của tài chính là tình hình của Thực vật” và “Tài chính là tên của Thực vật”. Các kết quả nghiên cứu cung cấp những hiểu biết có giá trị cho việc giảng dạy, học tập và dịch thuật ẩn dụ ý niệm, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp cho người Việt học tiếng Anh.</p> Nguyen Luu Diep Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9042 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Nâng cao sự hứng thú và tự học của người học trong mô hình lớp học đảo ngược: từ góc độ học thuyết tự quyết https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9126 <p>Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của mô hình lớp học đảo ngược (FC) đối với sự hứng thú và tính tự chủ của sinh viên dưới góc độ của học thuyết tự quyết (SDT). Kết quả cho thấy, phương pháp FC tăng cường sự hứng thú của người học thông qua việc nâng cao khả năng tự chủ và làm chủ được tiến độ học của mình, đồng thời cải thiện năng lực học tập thông qua những phản hồi được cá nhân hóa. Một số khó khăn bao gồm việc tự điều chỉnh để làm quen với phương thức tự học, duy trì tính kỷ luật với việc nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp, và yêu cầu đáp ứng được các tiến độ học đa dạng của người học. Nghiên cứu còn chỉ ra một số các giải pháp như cần có những hướng dẫn cụ thể hơn, bổ sung các bài kiểm tra định kỳ và tài nguyên học tập để tăng tính hiệu quả của việc tự học qua phương pháp này.</p> Nguyen Bich Dieu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9126 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Những yếu tố gây ra sự lo lắng cho học sinh nhỏ tuổi trong giờ học tiếng Anh (nghiên cứu trường hợp tại một trường tiểu học ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9097 <p>Sự lo lắng của học sinh nhỏ tuổi khi học tiếng Anh ở trường tiểu học được xem là một vấn đề tâm lý trong quá trình học tập. Bài viết này nghiên cứu các yếu tố gây lo lắng cho trẻ trong giờ học tiếng Anh, ảnh hưởng của chúng đến kỹ năng ngôn ngữ và tìm hiểu các phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp các em vượt qua nỗi bối rối khi học tiếng Anh và đạt kết quả cao hơn. Đề tài tập trung vào ba thành tố chính của sự lo lắng (sự lo sợ khi giao tiếp, sự lo lắng khi kiểm tra và nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực). Đường hướng nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng đã được áp dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cảm giác lo sợ làm cha mẹ thất vọng, một thành tố của sự lo lắng khi kiểm tra, có ảnh hưởng lớn nhất đối với học sinh, và sự lo lắng cũng tác động tiêu cực đến việc học bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, trong đó nghe và nói gặp trở ngại nhiều nhất.</p> Luu Quy Khuong, Do Thi Thu Giang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9097 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2001-2023: thực trạng và triển vọng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9064 <p style="font-weight: 400;">Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu, Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giao lưu văn hóa. Chính vì thế, hai bên không ngừng thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng tầm ngoại giao, hội nhập sâu rộng hơn nữa với khu vực và thế giới. Bằng các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phân tích và tổng hợp, logic-lịch sử, bài viết tập trung làm rõ thực tiễn giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa theo nhóm các lễ hội, hoạt động quảng bá nghệ thuật, hợp tác sản xuất phim giữa Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2001 – 2023. Từ đó, bài viết đánh giá tác động mà quá trình giao lưu văn hóa mang lại và đưa ra dự đoán triển vọng và thách thức của quan hệ hai nước trong tương lai.</p> Nguyễn Võ Huyền Dung, Lê Thị Kiều Trinh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9064 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Hợp tác văn hóa, giáo dục Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2011 – 2020 https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9124 <p>Năm 1991, ASEAN và Trung Quốc đã trở thành đối tác đối thoại của nhau. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, du lịch... Do đó, việc nghiên cứu thực trạng hợp tác văn hóa, giáo dục giữa ASEAN với Trung Quốc để có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển mạnh hơn nữa mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích bối cảnh, các nhân tố tác động và thực tiễn triển khai hoạt động hợp tác văn hóa, giáo dục Trung Quốc – ASEAN giai đoạn 2011 – 2020. Từ đó, bài viết đưa ra đánh giá kết quả và hạn chế của quá trình hợp tác văn hóa, giáo dục này.</p> Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đỗ Thị Ngọc Cẩm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9124 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Nghiên cứu thực trạng căng thẳng, lo âu của học sinh lớp 9 một số trường thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9117 <p>Nghiên cứu mô tả về mức độ căng thẳng, lo âu và một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý học sinh (HS) đang học lớp 9 một số trường thuộc quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng thông qua việc sử dụng thang đo DASS-21 và thang đo lo âu học đường của Philips. Kết quả cho thấy, tỷ lệ HS có biểu hiện căng thẳng có tỷ lệ ở mức bình thường, nhẹ, vừa lần lượt là 16,3%; 23,8%; 59,9%, không có HS căng thẳng ở mức nặng và rất nặng. Tỷ lệ lo âu ở mức độ bình thường, nhẹ, vừa, nặng và rất nặng là 3,9%; 23,8%; 66,3%; 4,7%; 1,3%. Gia đình, học tập và giao tiếp trước đám đông là các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự căng thẳng, lo âu của HS lớp 9. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác tác động đến tâm lý các em khiến cho các em dễ mắc căng thẳng, lo âu, dễ rơi vào suy nghĩ tiêu cực. Những giải pháp như lắng nghe, chia sẻ và đồng hành cùng con sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng, lo âu ở HS lớp 9.</p> Lê Thị Phương Thanh, Đỗ Thị Xuân Hiền, Võ Viết Tiến Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9117 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Nhận thức về việc sử dụng ChatGPT làm công cụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9080 <p>Kỷ nguyên công nghệ 4.0 mang lại cho nhân loại một mạng lưới thông tin toàn cầu và trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là ứng dụng ChatGPT đang là xu thế dẫn dắt sự quan tâm của giới học thuật. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính bằng cách tiến hành phỏng vấn sâu có cấu trúc đối với 55 sinh viên từ năm nhất đến năm tư của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng để làm rõ nhận thức của việc sử dụng ChatGPT làm công cụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu của sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh viên sử dụng ChatGPT nhiều nhất vào việc tra cứu thông tin khi làm bài tập và nghiên cứu khoa học, tiếp theo là hỗ trợ làm bài tập, dịch thuật, viết báo cáo và cuối cùng dùng để học thêm ngoại ngữ là hạn chế nhất. Đồng thời, bài nghiên cứu đề xuất những giải pháp sử dụng cân bằng ChatGPT nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong quá trình học tập của sinh viên.</p> Nguyễn Thị Lệ Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đặng Thị Quỳnh Hoa, Trương Thị Quỳnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9080 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Phân tích cách chuyển dịch câu vô nhân xưng bị động tiếng Pháp sang tiếng Việt https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9130 <p>Bài báo hướng đến việc nghiên cứu cách chuyển dịch câu vô nhân xưng bị động tiếng Pháp sang tiếng Việt, từ đó chỉ ra những cách diễn đạt tương đương của loại câu này trong tiếng Việt. Việc phân tích được thực hiện dựa trên 140 bản dịch câu vô nhân xưng bị động của sinh viên năm 4 tại Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, câu bị động vô nhân xưng trong tiếng Pháp có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức tương đương trong tiếng Việt, không nhất thiết là hình thức bị động nhưng vẫn giữ nguyên nội dung cần diễn đạt. Phân tích cũng cho thấy, các thủ pháp dịch thuật thường được sử dụng để dịch các loại loại câu này sang tiếng Việt. Việc nắm rõ được những hình thức diễn đạt tương đương và cách dịch câu bị động vô nhân xưng sẽ góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học môn tiếng Pháp nói chung và môn dịch thuật nói riêng.</p> Nguyễn Thị Thu Trang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9130 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Nhận thức của giáo sinh về ứng dụng công nghệ thông tin trong lớp học tiếng Anh khi thực tập giảng dạy https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8985 <p>Nghiên cứu này nhằm điều tra nhận thức của giáo sinh về ứng dụng CNTT trong lớp học khi thực tập giảng dạy Tiếng Anh. Nghiên cứu có sự tham gia của 40 giáo sinh tiếng Anh từ một trường đại học ở Việt Nam và sử dụng thiết kế nghiên cứu phương pháp hỗn hợp với bảng hỏi thiết kế dựa trên Mô hình Chấp nhận Công nghệ để thu thập dữ liệu định lượng và phỏng vấn bán cấu trúc cho thông tin chuyên sâu. Kết quả thu được từ cả dữ liệu định lượng và định tính cho thấy giáo sinh tiếng Anh nhìn chung có nhận thức tích cực về việc ứng dụng CNTT trong lớp học khi thực tập giảng dạy tiếng Anh. Nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học ngoại ngữ.</p> Nguyen Huu Anh Vuong, Tu Thi Anh Thu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8985 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Tác động của chiến lược viết đến năng lực viết tiếng Pháp của sinh viên Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8953 <p>Bài báo nhằm nghiên cứu tác động của dạy chiến lược viết đến việc sử dụng chiến lược viết và năng lực viết tiếng Pháp của sinh viên Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu được thực hiện với 79 sinh viên học tiếng Pháp trình độ B1 theo Khung năng lực Châu Âu tại Đại học Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc dạy chiến lược viết đã góp phần cải thiện năng lực viết của sinh viên. Nghiên cứu cũng đưa ra các bằng chứng thực nghiệm rằng việc dạy chiến lược có thể lồng ghép với dạy diễn đạt viết và có những tác động tích cực đối với việc sử dụng chiến lược học tập cũng như chất lượng bài viết của người học.Từ kết quả của nghiên cứu hiện tại, bài báo đưa ra một số đề xuất sư phạm nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy môn viết bằng tiếng Pháp nói riêng và ngoại ngữ nói chung.</p> Lê Thị Ngọc Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8953 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Mối liên hệ giữa vốn từ vựng và chiến lược học từ vựng: nghiên cứu từ người học tiếng Anh như là một ngoại ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8996 <p>Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc áp dụng các chiến lược hiệu quả trong việc học từ vựng khi học ngôn ngữ. Theo đó, nghiên cứu của nhóm tác giả tìm hiểu về mối quan hệ tiềm ẩn giữa chiến lược học từ vựng (VLS) và vốn từ vựng của sinh viên tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu này có ba mục tiêu chính: thứ nhất, thu thập và phân tích các chiến lược đa dạng được sinh viên sử dụng để học từ mới tiếng Anh; thứ hai, kiểm tra kích thước từ vựng của những sinh viên này; và cuối cùng, điều tra tác động của VLS lên kích thước từ vựng tổng cộng của những người học này. Qua cách tiếp cận toàn diện này, nhóm tác giả mong muốn có cái nhìn sâu sắc về sự tương tác linh hoạt giữa chiến lược học và kiến thức từ vựng. Điều này nhằm đóng vai trò như một nền tảng hữu ích, giúp sinh viên đại học đưa ra quyết định sáng suốt khi họ bắt đầu hành trình học ngôn ngữ của mình.</p> Nguyen Anh Thi, Nguyen Le Hong Giang, Nguyen Thi My Hang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8996 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Thực thi hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia: những lợi ích và trở ngại https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9087 <p>Sau gần hai thập kỷ đàm phán, Hiệp định bảo tồn và sử dụng bền vững đa đạng sinh học biển tại các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định BBNJ) được thông qua ngày 19/6/2023 với các quy định về nguồn gen biển, công cụ quản lý theo vùng, đánh giá tác động môi trường, xây dựng và chuyển giao công nghệ biển. Bài viết giới thiệu bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiệp định BBNJ, từ đó phân tích một số lợi ích và trở ngại trong việc thực thi Hiệp định ở góc độ quốc tế và đối với Việt Nam. Hiệp định là một bước tiến mới của luật pháp quốc tế nhằm đẩy mạnh hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng suất, hiệu quả quản lý và thúc đẩy công bằng, bình đẳng trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Tuy nhiên, việc phê chuẩn, xây dựng quy tắc hoạt động cho các thể chế, hợp tác với các khuôn khổ hiện hành và nguồn lực tài chính sẽ đặt ra những thách thức lớn trong việc thực thi Hiệp định này.</p> Trần Thị Ngọc Sương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9087 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Vấn đề biển đông trong quan hệ an ninh – chính trị giữa Trung Quốc và ASEAN giai đoạn 2016 – 2023 https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9118 <p>Biển Đông là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và là nơi xảy ra tranh chấp thường xuyên giữa Trung Quốc và nhiều nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về chủ quyền các đảo, phân định các vùng biển và các hoạt động trên biển. Tranh chấp trên Biển Đông có tính chất phức tạp tác động trực tiếp đến mối quan hệ an ninh - chính trị giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả khái quát vấn đề Biển Đông, phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN trên lĩnh vực an ninh - chính trị liên quan đến vấn đề Biển Đông trong giai đoạn 2016 - 2023, từ đó đưa ra một số đánh giá và đề xuất một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.</p> Đào Nữ Ngọc Thư, Trần Thị Ngọc Sương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9118 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700 Phản hồi sửa lỗi trong lớp học tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng: thực tế tiến hành của giáo viên và mong đợi của sinh viên https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9045 <p>Cung cấp phản hồi sửa lỗi (WCF) là một hoạt động thường xuyên trong các lớp học viết tại khoa Tiếng Anh, Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (UD-UFLS). Nhằm tối ưu hoá các chiến lược giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ thái độ và mong đợi của sinh viên đối với hoạt động này. Thông qua khảo sát và phỏng vấn, bài nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 10 giáo viên và 120 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Anh nhằm tìm hiểu quan điểm của họ về hoạt động cung cấp phản hồi sửa lỗi trong các lớp học viết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên mong muốn nhận được nhiều phản hồi cụ thể và trực tiếp từ giáo viên hơn. Ngoài ra, kết quả chỉ ra những kỳ vọng của giáo viên đối với các hoạt động của sinh viên sau khi nhận được phản hồi sửa lỗi cũng như mức độ mà sinh viên đáp ứng được những kỳ vọng này. Nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất nhằm xây dựng các chiến lược giảng dạy phù hợp hơn, giúp thu hẹp khoảng cách giữa phương pháp giảng dạy của giáo viên và sở thích của sinh viên.</p> Nguyen Doan Thao Chi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/9045 Fri, 31 May 2024 00:00:00 +0700